ĐẶNG HOÀNG OANH – Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI NHẬT BẢN
1. Những đặc thù của xã hội Nhật bản và phương thức giải quyết tranh chấp thương mại truyền thống.
Nhật bản có ảnh hưởng từ nền pháp luật đương đại và hệ thống tư pháp của Châu Âu hàng thế kỷ trước. Đất nước này cũng đã tiến hành tự do hoá hệ thống tư pháp nhằm tăng cường nhà nước pháp quyền trong quá trình dân chủ hoá hàng nửa thế kỷ trước đây. Tuy nhiên, người dân thường tại Nhật bản coi pháp luật không hẳn là công cụ để giải quyết tranh chấp, mà là công cụ của Chính phủ, hoặc thậm chí là công cụ của nhà cầm quyền sử dụng để trừng phạt, như pháp luật của Trung quốc trước đây mà Nhật bản đã du nhập từ hồi cổ xưa. Nhật bản là đất nước thuần nhất về văn hoá, chủng tộc và chịu ảnh hưởng của đạo Khổng từ hơn một nghìn năm trước đây. Người dân Nhật bản chia sẻ cho nhau nhiều giá trị và hiểu nhau dễ dàng hơn người Mỹ – một đất nước được mô tả như một cái hũ chứa đựng mọi chủng tộc khác nhau. Giá trị đạo đức được đặc biệt chú trọng tại Nhật bản hơn bất kỳ quốc gia nào. Một lời xin lỗi cá nhân, hay sự thể hiện lòng thông cảm, thay bằng sự khẳng định độc đoán rằng vấn đề này là đúng, có thể ngăn được một tranh chấp thực sự, hoặc có thể làm đơn giản hoá việc giải quyết tranh chấp. Pháp luật, vì thế chỉ là hình thức[1], được coi là “tatemae” (ý tưởng không thực tế, không tưởng) trong việc thiết lập những chuẩn mực và nguyên tắc pháp lý.[2]Đặc trưng của việc giải quyết tranh chấp thương mại một cách hoàn toàn không hình thức tại Nhật bản là ở chỗ, người dân nước này thường cố tránh hình thức giải quyết tranh chấp tại Toà án và thay vào đó là giải quyết bằng hoà giải, hay bằng một phương thức không có sự can thiệp của bên thứ ba. [3]Điều này thể hiện ở tỉ lệ rất thấp các vụ kiện tụng, đặc biệt là trong các vụ tranh chấp hành chính mà Chính phủ là bị đơn,[4]và một mặt, theo đó, là quan điểm tự kiềm chế của Toà án, đối với các vụ kiện hành chính. Nói một cách khác, quan niệm về pháp quyền của các cơ quan tư pháp còn hạn chế cả về số lượng cũng như chất lượng, và Toà án thông thường là rất hạn chế trong việc can thiệp vào các nhánh hành pháp và lập pháp. Ví dụ, năm 1997, tỉ lệ các vụ giải quyết tranh chấp tại Toà án của Nhật bản chỉ bằng 1/6 của nước Anh hoặc xứ Wales.Còn trước đó, năm 1990, tỉ lệ này còn thấp hơn, chỉ bằng 1/10 tại nước Anh và 1/15 của nước Đức.
Filed under: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài | Leave a comment »