LÊ THỊ HƯƠNG GIANG – BSH
PHẠM THỊ THÚY HẰNG – PTI
Trong Hợp đồng bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng thường có điều khoản loại trừ bảo hiểm. Bài viết dưới đây xin được nêu lên một số ý kiến về thực tiễn áp dụng, một số bất cập trong quy định pháp luật và các tranh chấp thường xảy ra liên quan đến điều khoản loại trừ bảo hiểm. Đồng thời cũng xin đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong bảo hiểm phi nhân thọ.
I. Khái quát về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Sơ lược về bộ Hợp đồng bảo hiểm Quy tắc bảo hiểm
Một bộ hợp đồng bảo hiểm thông thường bao gồm những tài liệu sau: Hợp đồng bảo hiểm do các bên ký kết và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm (do DNBH cấp trên cơ sở Giấy Yêu cầu bảo hiểm do Người được bảo hiểm lập). Nội dung của HĐBH theo quy định của pháp luật (dẫn chiếu dưới đây) bao gồm tối thiểu các nội dung sau: tên NĐBH, đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm áp dụng, thời hạn bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán, mức khấu trừ, các điều khoản sửa đổi bổ sung, điều khoản giải quyết tranh chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên v.v.
2. Quy tắc bảo hiểm (Policy) là gì?
Quy tắc bảo hiểm là một bộ phận đính kèm, quan trọng không thể tách rời của Hợp đồng bảo hiểm. Quy tắc bảo hiểm, cùng với Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy Chứng nhận bảo hiểm làm nên một bộ Hợp đồng bảo hiểm hoàn chỉnh.
Quy tắc bảo hiểm bao gồm (i) Điều khoản chính (Operative Clause), quy định phạm vi bảo hiểm và thường được bắt đầu bằng những chữ như “Công ty Bảo hiểm ABC sẽ ….”, sau đó sẽ tiếp tục nếu một cách chính xác những gì công ty bảo hiểm này cam kết thực hiện. Đây là phạm vi bảo hiểm theo Quy tắc/Hợp đồng bảo hiểm; (ii) Điều kiện bảo hiểm: là các điều kiện mà theo đó, người được bảo hiểm (NĐBH) phải tuân theo mọi điều khoản của Quy tắc/Đơn bảo hiểm; Yêu cầu đối với NĐBH về việc phải thông báo cho DNBH bất cứ thay đổi quan trọng nào về rủi ro; Thủ tục áp dụng khi có khiếu nại bồi thường, thời gian thông báo khiếu nại; Hậu quả do gian lận; Nghĩa vụ của NĐBH về hạn chế tổn thất, thiệt hại phát sinh v.v.; (iii) Điều khoản loại trừ (Exceptions) chỉ rõ các rủi ro nào không được bảo hiểm. (iv) Các Phụ lục, sửa đổi bổ sung khác v.v.
3. Điều khoản loại trừ bảo hiểm
Điều khoản loại trừ (Exceptions) là một thành phần không thể thiếu của Quy tắc/Đơn bảo hiểm. Các điều khoản này chỉ rõ các rủi ro nào không được bảo hiểm. Hay nói cách khác, đây là những trường hợp có tổn thất xảy ra nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Ngay cả trường hợp bảo hiểm mọi rủi ro thì vẫn có những điều khoản loại trừ, cũng có nghĩa là không phải cứ tham gia bảo hiểm mọi rủi ro thì tổn thất nào cũng được bồi thường. Những tổn thất thuộc một trong những nguyên nhân loại trừ gây nên sẽ không được bồi thường.
…
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: Kỷ yếu Hội thảo của Tòa án nhân dân tối cao về “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ” . Nha Trang, 8/2019.
Filed under: Hợp đồng, LUẬT TÀI CHÍNH - TÍN DỤNG - CHỨNG KHOÁN - BẢO HIỂM, Quy định chung về nghĩa vụ và bảo đảm nghĩa vụ |
Leave a Reply