NGUYỄN HỒNG HẢI – Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp
1. Về bản chất pháp lý
Quyền hưởng dụng là một quyền mới được bổ sung vào trong Bộ luật dân sự năm 2015, cùng với quyền đối với bất động sản liền kề (địa dịch) và quyền bề mặt, quyền hưởng dụng được xếp vào nhóm quyền khác đối với tài sản.[1] Về cơ bản, nội hàm quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự Việt Nam cũng khá tương đồng với nhiều bộ luật dân sự khác trên thế giới, theo đó, quyền này có bản chất pháp lý là một loại vật quyền có thời hạn trên tài sản của người khác, chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật cho phép người khác khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản của chủ sở hữu và chủ sở hữu vẫn giữ lại quyền định đoạt đối với tài sản của mình.
1.1. Quyền hưởng dụng có ý nghĩa lớn về mặt xã hội và kinh tế trong việc khai thác, sử dụng tài sản, đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng, đa dạng ở các cấp độ khác nhau về vật chất và tinh thần của con người, phù hợp với sự đa dạng về tính chất và công dụng của tài sản trong tự nhiên và xã hội… trong đó:
a) Quyền hưởng dụng có thể giúp cho người dân có được những lựa chọn tốt hơn, đa dạng hơn trong việc khai thác, sử dụng tài sản của mình, bảo đảm hài hòa giữa khai thác công dụng, giá trị của tài sản với hạn chế rủi ro của chính mình và sự ổn định các quan hệ có liên quan, như:
(i) Chủ sở hữu tài sản có thể lựa chọn không chuyển quyền sở hữu tài sản cho con, người thân hoặc bất kỳ ai, nhưng lại trao quyền hưởng dụng tài sản cho những người này để họ có được nguồn thu nhập trọn đời hoặc trong một thời hạn nhất định trên tài sản của chủ sở hữu;
Filed under: 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005, Vật quyền khác | Leave a comment »