VŨ MAI CHI & TRẦN ANH QUÝ
Trong những năm qua, nợ xấu không chỉ là “căn bệnh” của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng, mà đã trở thành vấn đề đáng quan ngại của cả hệ thống ngân hàng – tài chính toàn cầu, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, lan rộng sang các nước lân cận và trên thế giới.
1. Tổng quan về nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam qua các giai đoạn
Trong những năm qua, nợ xấu không chỉ là “căn bệnh” của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng, mà đã trở thành vấn đề đáng quan ngại của cả hệ thống ngân hàng – tài chính toàn cầu, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, lan rộng sang các nước lân cận và trên thế giới. Thuật ngữ “nợ xấu” đã trở thành chủ đề được đề cập đến tại nhiều nghiên ở các nước phát triển và các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu chú ý nhiều hơn đến việc đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn rủi ro do nợ xấu mang lại, cũng như biện pháp hạn chế tỷ lệ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng – tài chính thông qua đề xuất… “Nợ xấu được hiểu là khoản nợ mà quá thời hạn thanh toán một số ngày nhất định mà người đi vay không có khả năng thực hiện ngay nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng cho vay”, đây là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo. Nợ xấu vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn, và tính hoàn trả đầy đủ, sau nữa, nó gây nên sự mất lòng tin của người cấp tín dụng đối với khách hàng nhận tín dụng. Việc phát sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là vấn đề mà tất cả các NHTM trên thế giới phải đối mặt, nếu tỷ nợ xấu quá cao, hoạt động ngân hàng sẽ bị tê liệt vì các ngân hàng không có vốn để thanh toán cho người gửi tiền khi đến hạn. Ở mức độ trầm trọng, sẽ dẫn tới sự phá sản ngân hàng. Do đó, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu là một công tác hết sức quan trọng tại các NHTM.
Continue reading →
Like this:
Like Loading...
Filed under: LUẬT TÀI CHÍNH - TÍN DỤNG - CHỨNG KHOÁN - BẢO HIỂM, Nhà nước và nền KTTT | Leave a comment »