ERIK FRANCKX* & Marco BENATAR** – Đại họcVrije Brussel, Bỉ
Người dịch: Phan Văn Song
Hiệu đính: Lê Trung Tĩnh
Ngày 07 tháng 5 năm 2009, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) phản đối đệ trình của Việt Nam và đệ trình chung của Malaysia-Việt Nam gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS). Để hậu thuẫn cho các yêu sách của mình, Trung Quốc (TQ) đã kèm một bản đồ có vẽ một đường hình chữ U nhiều chấm bao trùm phần lớn Biển Đông vào công hàm phản đối.
Bài nghiên cứu này là đưa ra một phân tích về mặt pháp lý quốc tế bản đồ nói trên.
I. BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC
A. Nền tảng
Nguồn gốc của đường chữ U bắt đầu từ các hoạt động của Uỷ ban thẩm tra Bản đồ Đất và Nước của Trung Hoa Dân Quốc (THDQ), thành lập vào năm 1933. Trách nhiệm của Uỷ ban này bao gồm việc khảo sát và đặt tên các đảo ở Biển Đông và in ra các bản đồ cho thấy các đảo này thuộc chủ quyền của TQ. [1]
Đường nhiều chấm được chuẩn nhận chính thức đầu tiên phát xuất từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Tờ bản đồ đang bàn do Sở lãnh thổ và Ranh giới Bộ Nội vụ THDQ in ra vào tháng 12 năm 1946. [2] Trên bản đồ này, đường chữ U gồm 11 vạch liên tục bao kín phần lớn Biển Đông và các thể địa lý giữa đại dương. [3] Bắt đầu từ ranh giới Trung-Việt, hai vạch đầu tiên đi qua Vịnh Bắc Bộ. Vạch thứ ba và thứ tư của đường này phân cách bờ biển Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tương ứng. Vạch thứ năm và thứ sáu trên đường đứt đoạn đi qua Bãi cạn James (4° N), thể địa lý biển cực nam mà TQ và THDQ tuyên bố chủ quyền. Di chuyển theo hướng đông bắc, hai vạch tiếp theo nằm giữa quần đảo Trường Sa phía này, và Borneo (Indonesia, Malaysia, và Brunei) và Philippines (tỉnh Palawan), phía kia. Vạch thứ chín, thứ mười, và thứ mười một phân cách Philippines với THDQ. [4] Sau khi loại Quốc dân Đảng khỏi Trung Hoa đại lục, CHNDTH cũng phát hành bản đồ vẽ với cùng các vạch trên. [5] Như vậy, từ đó trở đi, ở hai phía của eo biển Đài Loan đều thấy có bản đồ đường chữ U xuất hiện. Một trong thay đổi đặc biệt cần lưu ý: từ năm 1953, bản đồ Biển Đông TQ chỉ vẽ 9 thay vì 11 vạch (2 vạch ở Vịnh Bắc Bộ đã bị xoá). [6]
B. Công hàm TQ gửi Tổng thư ký LHQ (ngày 07 tháng 5 năm 2009)
Ở cấp độ quốc tế, tranh cãi xung quanh đường 9 chấm đã rộ lên trước Liên Hợp Quốc (LHQ) vào năm 2009 liên quan tới đệ trình chung của Malaysia-Việt nam[7] và đệ trình riêng của Việt Nam[8] cho CLCS. CLCS đưa ra khuyến nghị cho các nước ven biển có nhu cầu xác lập ranh giới bên ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý (nm). [9] Thời gian đệ trình của các chính phủ Việt Nam và Malaysia có thể được giải thích bởi thời hạn chót của họ là vào tháng 5 năm 2009. [10] Để đáp trả các đệ trình này, trong cùng ngày TQ đã chính thức gửi Tổng thư ký LHQ hai công hàm riêng biệt có kèm bản đồ đó [11], bằng cách này lần đầu tiên xác nhận đường chữ U, ở cấp quốc tế trong một tranh chấp cấp nhà nước, [12] với phản ứng giống hệt nhau sau đây:
Filed under: Tranh chấp Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam | Leave a comment »