TS. NGUYỄN HẢI AN – TÒA DÂN SỰ, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Trong thực tiễn xét xử, nhiều trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất có nguồn gốc do cha mẹ để lại nhưng đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế xảy ra nhưng có những quan điểm giải quyết khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày về một trường hợp tranh chấp cụ thể và những ý kiến xung quanh việc giải quyết; cụ thể như sau:
Nhà trên 381m2 đất tại xã K, huyện G, thành phố H có nguồn gốc của vợ chồng cụ Minh và Bình. Cụ Minh chết năm 1997, cụ Bình chết 1998 đều không để lại di chúc. Cụ Minh, cụ Bình có 03 người con là: ông Hùng, bà Yến (bị câm, điếc bẩm sinh) và bà Liên. Cụ Minh chết năm 1997, cụ Bình chết năm 1998. Sau khi cụ Minh, cụ Bình chết, nhà đất đang tranh chấp do vợ chồng ông Hùng và bà Yến quản lý, sử dụng; bà Liên lấy chồng từ 1978 ở nơi khác. Năm 2003, ông Hùng kê khai, đăng ký và được UBND huyện G cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho hộ gia đình ông Hùng, do ông Hùng là chủ hộ đứng tên; hộ khẩu của bà Yến cùng chung với gia đình ông Hùng. Năm 2009, vợ chồng ông Hùng chuyển nhượng 73,2 m2 trong thửa đất trên cho vợ chồng chị Lan. Bà Yến, bà Liên không đồng ý việc chuyển nhượng đất của vợ chồng ông Hùng nên bà Liên đã làm đơn khởi kiện đề nghị huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông Hùng với vợ chồng chị Lan. Bà Liên cho rằng toàn bộ 381m2 đất vẫn là di sản thừa kế của bố, mẹ bà chưa chia: bà và bà Yến có quyền thừa kế đối với diện tích đất của bố mẹ để lại, vợ chồng ông Hùng không được quyền tự ý chuyển nhượng. Vì bà Yến bị câm, điếc bẩm sinh, có nhược điểm về thể chất, ít tiếp xúc với bên ngoài, giao tiếp rất hạn chế; kể cả khi mời giáo viên trường câm điếc, chuyên gia về giao tiếp bằng ký hiệu cũng không giúp cho bà Yến hiểu để bày tỏ ý chí, mà chỉ có ông Hùng, bà Liên hiểu được các dấu hiệu của bà Yến, nên cả hai người là ông Hùng và bà Liên đều nhận là đại diện cho bà Yến.
Xung quanh trường hợp nêu trên, có các quan điểm sau đây:
Quan điểm thứ nhất: Vì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế tài sản của cụ Minh và cụ Bình đều đã hết và không có văn bản thỏa thuận chuyển di sản thuộc sở hữu chung, nên nếu đương sự có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án phải căn cứ khoản 2 Điều 56, điểm a khoản 1 Điều 168, điểm c khoản 1 Điều 192, các khoản 3 và 4 Điều 193 BLTTDS để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Ông Hùng là người quản lý tài sản và đã được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên có quyền sử dụng và chuyển nhượng; bà Liên không có quyền khởi kiện và không đủ tư cách đại diện cho bà Yến để khởi kiện.
Continue reading →
Like this:
Like Loading...
Filed under: 5. Quan điểm của Tòa án và về Tòa án, 5. THỪA KẾ, 7. TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN, 7. Tình huống tố tụng, Chủ thể | Leave a comment »