YVES TASSEL – Giáo sư luật học, Trường Đại học Nantes
ABEL PANSARD – Thừa phát lại
Tôi xin các bạn lưu ý là trong lĩnh vực pháp luật cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống, chúng ta phải hình dung ra được hai thái cực của chúng. Ở đây, một thái cực có liên quan đến khía cạnh kỹ thuật của pháp luật, còn thái cực kia liên quan đến các ý tưởng chủ quan của con người, ở mức độ nào đó, đó là những ý tưởng, những quan niệm về văn hoá, về chính trị. Cả hai thái cực này đều rất quan trọng, có thể chi phối các lĩnh vực của pháp luật, kể cả trong lĩnh vực luật hàng hải. Khi đi sâu nghiên cứu về pháp luật, ta có thể thấy đây là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, có thể chia thành nhiều ngành luật khác nhau.
Về mặt truyền thống pháp lý, chúng tôi phân biệt rất rõ ràng một bên là các quan hệ giữa các cá nhân với nhau và một bên là các quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước và với các chủ thể của Nhà nước. Dựa vào đó, chúng tôi phân ra làm hai ngành luật chủ yếu là ngành tư pháp và ngành công pháp. Tuy nhiên, khi đi sâu hơn vào ngành tư pháp, chúng ta còn thấy rất nhiều mối quan hệ khác nhau giữa các cá nhân. Như vậy, ngành luật tư pháp còn có thể được chia thành rất nhiều ngành luật nhỏ nữa, ví dụ như luật hôn nhân gia đình, luật thương mại hay luật tư pháp quốc tế. Và đôi khi, ở Pháp người ta còn nói đến luật hàng hải. Tuy nhiên, luật hàng hải là một ngành luật rất đặc biệt vì nó điều chỉnh các vật và các sự kiện có liên quan đến biển, mà biển là một không gian trên đó không phải lúc nào cũng có quyền tài phán của các quốc gia. Trong khi đó, chủ quyền của một quốc gia trên phần lãnh thổ (đất liền) là tuyệt đối. Do đó, tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động trên lãnh thổ đều xuất phát từ những cơ quan lập pháp của quốc gia đó. Nhưng, những quy phạm pháp luật liên quan đén biển và các phương tiện đi lại trên biển chủ yếu thuộc lĩnh vực luật pháp quốc tế. Đó cũng chính là đặc thù của pháp luật hàng hải: Có liên quan đến biển và các phương tiện giao thông, các sự kiện xảy ra trên biển. Chúng ta có thể nhận thấy điều này thông qua pháp luật về bắt giữ tàu biển.
Continue reading →
Like this:
Like Loading...
Filed under: 8. LUẬT DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI, 8. Tố tụng nước ngoài, Quy định chung về vật quyền, TÀI LIỆU THAM KHẢO, Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài | Leave a comment »